Luồng vốn ngoại đổ mạnh vào Thương mại điện tử và Logistics

clock-icon 2024-04-15 23:39:34
1026815 eye-icon

Luồng vốn ngoại đổ mạnh vào Thương mại điện tử và Logistics

Covid là "điểm nhấn" nổi bật nhất tác động đến ngành TMĐT Việt Nam trong năm qua, bởi không chỉ ngành TMĐT, mà toàn bộ đời sống kinh tế xã hội đều bị ảnh hưởng.

COVID VÀ THAY ĐỔI THÓI QUEN MUA SẮM, MẶT HÀNG MUA SẮM

Không có ứng cử viên nào sáng giá hơn Covid, bởi không chỉ ngành TMĐT, mà toàn bộ đời sống kinh tế xã hội đều bị ảnh hưởng bởi Covid.

Tuy nhiên, với TMĐT thì ảnh hưởng có lẽ là theo chiều hướng tích cực. Trong nhiều năm trời, ngành TMĐT cố gắng giảm giá, khuyến mại để khuyến khích người dùng mua theo 1 phương thức mới, tuy nhiên hiện TMĐT mới chỉ chiếm chưa tới 10% tổng giá trị thương mại của cả nước, một con số còn cần khích lệ.

Nhưng Covid vụt tới, người dân phải hạn chế tiếp xúc, hạn chế ra đường và làm việc ở nhà. Vì thế những cửa hàng offline dần trở lên vắng khách, thậm chí đóng cửa, sang nhượng, TMĐT lên ngôi là điều tất yếu.

Top 9 câu chuyện nổi bật nhất ngành TMĐT và logistics Việt Nam năm 2020, dù bạn bán hay mua hàng online cũng cần biết - Ảnh 1.

Trong thời điểm giãn cách xã hội, các đơn vị TMĐT cho biết họ hầu như ít tăng trưởng, mà người dùng chuyển nhu cầu từ thời trang, hàng gia dụng, sang các mặt hàng y tế, phòng dịch. Tuy nhiên, giữ được sự phát triển ngang với bình thường, trong khi hàng loạt đơn vị kinh doanh khác phải đóng cửa đã là một điều khá may mắn.

Sau dịch, ngành TMĐT cũng vẫn có sự tăng trưởng, do một bộ phận người dùng đã quen dần và trở nên thích thú với việc mua hàng online, nhận ship tận nhà. Cũng không thể không kể đến những khuyến mại không ngừng nghỉ và các lễ hội sale 9.9, 10.10, 11.11… được hầu hết các sàn TMĐT tung ra để hút khách.

LUỒNG VỐN NGOẠI ĐỔ MẠNH VÀO TMĐT VÀ LOGISTICS

Năm nay tiếp tục là 1 năm các tay chơi ngoại quốc gia tăng nguồn vốn đổ vào thị trường Việt Nam. 

Định giá lên tới 88 tỷ USD, tăng trưởng gấp 4 lần chỉ sau 3 năm, ông lớn Sea tiếp tục đổ tiền vào Shopee bằng hàng loạt khuyến mại. Báo cáo tài chính của Sea cho thấy mảng game tiếp tục có lời lớn, duy trì động cơ tăng trưởng cho doanh nghiệp và hứa hẹn Shopee còn rất nhiều tiền để tiếp tục cuộc chơi.

Ở mảng Logistics, các doanh nghiệp nước ngoài tăng mạnh sự hiện diện tại Việt Nam và đầu tư hàng loạt tiền vào xây dựng hạ tầng lẫn chiết khấu cho đối tác để giành thị phần.

Hai tên tuổi nổi lên là J&T của Indonesia và Best Inc của Thái Lan. J&T đã có mặt một số bưu cục ở Việt Nam lác đác từ 2 năm trước. Tuy nhiên, năm nay hãng mới chứng tỏ mình là một tay chơi đáng gờm khi liên tục khuyến mại, giảm giá khi người mua mua sắm trên Shopee và các đơn vị khác. Ngoài ra, J&T cũng chi không ít tiền cho truyền thông với các chiến dịch quảng cáo lớn trên các nền tảng như TikTok.

Một giám đốc chi nhánh của một đơn vị vận tải lớn chia sẻ, với giá của J&T đưa ra, không nhà vận chuyển nào ở Việt Nam có thể "làm" được. Hàm ý là đơn vị này đốt tiền cực kỳ mạnh tay, trợ giá nhiều tới mức không có nhà vận chuyển nào dám đua theo. Trên thực tế, ngành vận chuyển liên tỉnh vốn đã có mức margin "mỏng như dao cạo" nên nếu đua giảm giá theo J&T, các nhà vận chuyển không những chỉ lỗ hoạt động, mà còn không đủ tiền duy trì vận hành.

Best Inc thì vào cuộc im ắng hơn và mới chỉ trong năm nay, nên hãng này ngoài việc khuyến mại ở một số thời điểm ngắn và bán nhượng quyền thì cũng chưa chứng tỏ được gì nhiều. Tuy nhiên, lịch sử rất dễ lặp lại như câu chuyện J&T, sau khi xây dựng được hạ tầng kho bãi và tuyến tải đường trục, biết đâu Best lại chơi "khô máu" như J&T và đem đến cho người dùng nhiều khuyến mại hot.

Hoàng Sửu

Bản quyền © 2020 BestB Capital