Thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay - Đề xuất và kiến nghị

clock-icon 2024-04-16 22:07:04
761696 eye-icon

Thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay - Đề xuất và kiến nghị

Vừa qua, tại Bộ Tư pháp, tọa đàm "Thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và một số giải pháp, kiến nghị" đã diễn ra.

Tọa đàm "Thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và một số giải pháp, kiến nghị"

Phát biểu khai mạc tọa đàm, TS. Hồ Quang Huy - Ủy viên Ban Chấp hành Đàon khối các cơ quan Trung ương, Bí thư Đoàn bộ, Giám đốc Nhà Xuất bản tư pháp, Bộ Tư pháp cho biết: trước làn sóng khởi nghiệp và sáng tạo, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Đến thời điểm hiện tại, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đã có rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách được quy định tại các quyết định và đề án của Chính phủ, Thủ tướng và chính quyền địa phương về việc hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp.

"Tuy nhiên, việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp còn hạn chế về số lượng, các quy định về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp còn chưa rõ ràng, cụ thể, gây khó khăn cho quá trình áp dụng pháp luật cũng như chưa thực sự kjp thời đáp ứng được yêu cầu về phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp" - ông chia sẻ.

Thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Dưới góc độ là một đơn vị cố vấn pháp lý cho các startup, đại diện Công ty Luật Lawpro đã chỉ ra rất nhiều những khó khăn mà các doanh nghiệp khởi nghiệp đang gặp phải hiện nay. Cụ thể, về vấn đề thủ tục hành chính, rất khó để phủ nhận rằng vấn đề thủ tục hành chính không phải là một rào càn đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp. Hiện nay, có tất cả 5719 điều kiện dinh doanh, thuộc 243 ngành nghề được quy định bởi Luật Đầu tư. Trong đó, tồn tại nhiều quy định, điều kiện kinh doanh về 1 số ngành chưa thực sự phù hợp và là rào cản đối với doanh nghiệp khởi nghiệp.

Việc đặt ra các quy định về điều kiện kinh doanh không phù hợp sẽ làm giảm cạnh tranh thị trường vì tạo nên các rào cản đối với các nhà đầu tư tiềm năng muốn gia nhập thị trường, dễ dẫn tới độc quyền và ảnh hưởng xấu tới người dùng, hạn chế sáng tạo bởi các doanh nghiệp buộc phải đi theo lối mòn.

Đối với một doanh nghiệp trong quá trình khởi nghiệp, vốn là 1 yếu tố vô cùng quan trọng và cũng là 1 trong số các yếu điểm lớn nhất. Trong khía cạnh này, nước ta chưa có quy trình pháp lý hay quy định nào về ciệc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào và rút vốn ra khởi các doanh nghiệp khởi nghiệp nên nhà đầu tư khá e ngại trong vấn đề bảo toàn nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng.

Hơn nữa, các quy định về cấp tín dụng của Việt Nam rất chặt chẽ từ hồ sơ đánh giá năng lực tài chính đến yêu cầu tài sản thế chấp. Trong khi đó, các chủ thể khởi nghiệp thường thiếu tài sản đảm bảo và hồ sơ tài sản.

Theo đánh giá của các chuyên gia, hầu hết giá trị của các công ty startup đều dựa vào sở hữu trí tuệ. Cụ thể là các tài sản vô hình bao gồm ý tưởng kinh doanh, thương hiệu hay công thức sản xuất… Tuy nhiên, để biến thành tài sản cố định vô hình (tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị của nó và do doanh nghiệp năm giữ) làm cơ sở đàm phán với nhà đầu tư để huy động vốn hoặc cho các mục đích khác, việc định giá cho tìa sản trí tuệ là điều vô cùng khó khăn với các startup.

Bên cạnh đó, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ không đơn giản, cộng thêm chi phí khá cao, thời gian cấp phép, cấp bằng đối với sáng chế, nhãn hiệu cũng không ngắn, ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, đẫn đến việc không quan tâm đúng mức tới việc đăng ký bảo hộ các tài sản sở hữu trí tuệ. Điều này có thể đẩy chủ thể khởi nghiệp đến các cáo buộc cạnh tranh.

Đề xuất – Kiến nghị

Trên cơ sở khái quát một số kết quả theo dõi thi hành pháp luật liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ở nước ta, Bà Đặng Thị Lưu - Bí thư Chi đoàn, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhăm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp được đề ra như sau:

Thứ nhất, phải rà soát, tổng hợp đề xuất việc sửa đổi, thay thế hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật để vừa đảm bảo tính thống nhật, đồng bộ trong hệ thống, vừa hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

Thứ hai, Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính liên quan đén tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp tại cơ quan, đơn vị cũng như trên cổng thông tin điện tử của bộ, ban ngành và địa phương, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho các startup.

Thứ ba, Phát hiện và nhân rộng các mô hình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp hiệu quả, tăng cường đối thoại giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với đại diện cơ quan Nhà nước. Qua đó, 2 bên cùng nhau lắng nghe, trao đổi và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Thứ tư, Nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề, phát huy vai trò cầu nối giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp. Thực hiện tốt vai trò là kenh quan trọng phản biện chính sách về doanh nghiệp, cho phép cộng đồng doanh nghiệp được giám sát và đánh giá hoạt động của các cơ quan chính quyền để làm cơ sở cải thiện chất lượng dịch vụ. Kịp thời và chủ động tiếp nhận, xử lý thông tin về việc phản ánh những vụ việc cụ thể, những vấn đề “nóng” trong thực tiễn đời sống xã hội để đề xuất giải pháp, phản ứng chính sách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.

Thứ năm, Có sự kết nối, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức đại diện doanh nghiệp và các đoàn luật sư, liên đoàn luật sư để hỗ trợ pháp lý trong các tình huống cụ thể. Đẩy mạnh việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp bằng nhiều hình thức như bằng văn bản, qua mạng điện tử, điện thoại… Ngoài ra, cần tuyên truyền, phố biến các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp bằng các buổi hội nghị, hội thảo, tọa đàm về các chuyên đề pháp luật cho doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận chính sách, thông tin pháp lý và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật.

Thứ sáu, Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, cần có sự chuẩn bị sẵn sàng các yếu tố cần thiết khi khởi nghiệp. Chủ động nghiên cứu, cập nhật thông tin về chính sách, pháp luật để kịp thời năm bắt, tiếp nhận, tận dụng các cơ hội, ưu đãi từ chính sách, Nhà nước và hạn chế tối đa các rủi ro trong quá trình khởi nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước để tận dụng được tối đa nguồn vốn, nguồn nhân lực cũng như công nghệ hay thị trường.

Nguồn: khoinghiep. org

Bản quyền © 2020 BestB Capital